Bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu - top12game bài đổi thưởng

Học ngành Trung cấp Luật có khó không ?

3/5 - (2 bình chọn)

– Nếu không giỏi học thuộc lòng, sao làm được nghề luật.

– Học luật chỉ có những lý thuyết khô khan và ít tình cảm.

– Hay, học trung cấp luật khó xin việc lắm?!….

Hàng chục câu hỏi “cân não” của những bạn đang quan tâm đến ngành Pháp luật và bài viết này của Bách Khoa Sài Gòn sẽ minh chứng cho bạn thấy học ngành luật rất thú vị, nhiều lợi ích, “lớp học siêu vui”, người học luật rất “dồi dào tình cảm” và đừng quên chương trình đào tạo tại Bách Khoa Sài Gòn chiếm hơn 70% thực hành.

– Nếu không giỏi học thuộc lòng, sao làm được nghề luật! Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Học ngành Pháp luật tại Bách Khoa Sài Gòn với những bài giảng sinh động, những tình huống mô phỏng thực tế nên rất dễ hiểu, vì vậy bạn không phải học thuộc lòng từ A đến Z mà bạn đã hiểu được vấn đề, ứng dụng ngay tại lớp rồi đấy.

Mặc dù đây là một ngành khoa học xã hội nhưng nghề luật đòi hỏi người làm nghề luật phải nắm vững các quy định pháp luật phải có tư duy rõ ràng, rành mạch, chính xác, tác phong làm việc khoa học.

Học luật không có nghĩa là phải nhớ số điều luật hay nội dung nguyên văn của điều luật đó mà phải biết tuân thủ theo những quy định của pháp luật và biết đánh giá đúng mối quan hệ xem phù hợp hay chưa phù hợp, đây là một cái nhìn khách quan mà chỉ có những người học luật mới có thể đánh giá được. Bởi nếu đơn giản chỉ cần học thuộc lòng có lẽ một con rô bốt có thể làm nghề tốt hơn bất cứ ai.

Học ngành Trung cấp Luật có khó không ?
Học ngành Trung cấp Luật có khó không ?

– Học luật chỉ có những lý thuyết khô khan và ít tình cảm. Công việc của người trong ngành luật bắt buộc thường xuyên tiếp xúc với những bất công trong xã hội, gặp gỡ với rất nhiều hạng người trong xã hội và cả những nỗi đau của con người.

Có bạn cho rằng học luật là để lách luật. Đúng là khi chúng ta biết luật thì chúng ta sẽ tìm ra cách biến hóa nó đi, nhưng với tâm lý của nghề luật thì học luật là để thực thi pháp luật. Làm nghề luật nếu không đồng cảm với những đau khổ, những bất công mà người khác phải gánh chịu thì không thể thấu hiểu được nguyên nhân, không lý giải được bản chất của sự việc. Vui buồn của người làm nghề luật gắn liền vui buồn của người khác.

Vì sao nhu cầu học Trung cấp Luật Chính quy lại tăng lên?

Hiện nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế mạnh mẽ cùng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đang khiến ngành Pháp luật trở thành sự lựa chọn nghề nghiệp của nhiều học sinh. Không chỉ vậy, đây còn là sự lựa chọn của những người đang đi làm. Một tấm bằng Trung cấp Luật đủ để tìm kiếm một công việc ổn định hơn hay mở ra cơ hội thăng tiến.

Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đặt ra nhu cầu cấp thiết về nhân lực ngành Luật. Đặc biệt, nhu cầu nhân sự tại vị trí cán bộ tư pháp tuyến cơ sở, cán bộ tư pháp hộ tịch là rất lớn. Bên cạnh đó nhu cầu nhân sự ngành Luật trong giai đoạn 2020 – 2025 được dự báo sẽ rất lớn. Các vị trí công việc này chỉ cần bằng Trung cấp Pháp luật.

Vì vậy, 3 năm gần đây tại Bách Khoa Sài Gòn, Trung cấp Pháp luật đang thu hút sự nhiều quan tâm của nhiều thí sinh. Đặc biệt chỉ với một năm học chuyên ngành Trung cấp Pháp luật, hệ văn bằng 2 dành cho người đã có 1 văn bằng trước đó cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía những người đang đi làm.

Đối với người đang đi làm, đặc biệt tại các cơ quan nhà nước, việc có thêm 1 tấm bằng Pháp luật sẽ mở ra cơ hội thăng tiến rất lớn. Tấm bằng Pháp luật mang đến một sự khẳng định bạn là người nằm rõ về Luật và tạo ra một sự tin tưởng đối với mọi người. Chính vì vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến hay tìm một công việc mới tốt hơn.

Các vị trí quản lý cấp cao đều cần có sự hiểu biết về Luật để điều hành và xử lý tình huống hợp lý và đúng quy định pháp luật. Do đó, nhiều người đang đi làm đã đăng ký học thêm văn bằng 2 Trung cấp Luật tại Bách Khoa Sài Gòn.

Chương trình đào tạo Trung cấp luật tại Bách Khoa Sài Gòn rất chú trọng thực hành và bám sát thực tế.

Theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp thì các trường phải chú trong xây dựng chương trình đào tạo bám sát với thực tế xã hội, cần bám sát công việc, quy trình tại cơ quan. Sinh viên phải được rèn luyện tay nghề thành thạo với công việc đề ra. Nắm bắt được việc này, Bách Khoa Sài Gòn luôn cập nhật, thiết kế chương trình đào tạo theo sự thay đổi nhu cầu của xã hội giúp sinh viên dễ tiếp thu kiến thức, học luôn đi đôi với hành.

học trung cấp luật tại TPHCM - Cơ hội liên thông Đại học luật

Sinh viên ngành Pháp luật sẽ được đào tạo các kỹ năng chuyên sâu vào pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật kinh doanh,…Bên cạnh đó các bạn sẽ được trang bị các kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,…để đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bách Khoa Sài Gòn còn trau dồi cho người học những kỹ năng cần thiết: tự tin thuyết trình, kỹ năng nghe và đàm phán, khả năng thuyết phục khách hàng, tư vấn, tạo niềm tin đối với khách hàng. Còn rất nhiều những kỹ năng mà một người học luật có được nếu đang có niềm đam mê và khám phá, nghiên cứu ngành này.

Bách Khoa Sài Gòn đã luôn là sự lựa chọn đầu tiên của Quý Phụ huynh và sinh viên tại Tp.HCM, hơn 11 năm thành lập và phát triển đã trở thành một địa chỉ đào tạo uy tín về chất lượng giảng dạy, chất lượng dịch vụ hỗ trợ sinh viên.

Bách Khoa Sài Gòn có đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề, là các thầy/cô có trình độ Thạc sĩ trở lên và kinh nghiêm công tác, kinh nghiệm quản lý lâu năm trong ngành Luật. Đa phần đều là các giảng viên của các trường đại học uy tín tại Tp.HCM, các Giám đốc Công ty luật….

Cơ hội việc làm rộng mở

Sở dĩ các bạn sinh viên ra tốt nghiệp ra trường đều mong muốn tìm được một công việc, trước tiên là ổn định cuộc sống, sau đó mong muốn có được mức thu nhập cao. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ đến con số bao nhiêu sinh viên ra trường hàng năm, và con số những sinh viên thất nghiệp vì cầu không đủ cung hay những sinh viên ra trường phải đi làm trái ngành, trái nghề.

Thế nên, xét trên bình diện chung của toàn xã hội, muốn xã hội đi lên thì người dân phải có hiểu biết, trước tiên là hiểu biết pháp luật thì mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Bởi vậy, Bạn hãy yên tâm rằng học ngành Pháp Luật không bao giờ lo đến chuyện thất nghiệp. Bởi với một ngành học đa dạng như vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một cơ hội việc làm rộng mở ở trong các cơ quan nhà nước, hay các văn phòng công ty Luật. Thậm chí ở các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều cần đến một nhà tư vấn luật, vì khi tham gia bất cứ hoạt động nào thì cần có pháp luật bảo vệ.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết chọn học ngành nào, hay lo lắng về những ngành đang có con số thất nghiệp khủng khiếp, thì với ngành trung cấp Luật, chỉ cần bạn năng nổ và yêu thích, Luật không bao giờ thiếu công việc cho các bạn lựa chọn.

Có thu nhập tốt

Nghề Luật đã và đang khẳng định được vị trí quan trọng trong xã hội, luôn được coi trọng tại các nước. Đối với những người hành nghề luật trong biên chế nhà nước như các thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, mức lương Nhà nước trả thường cao hơn các nghề khác. Ở nước ngoài, lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn cao hơn lương Bộ trưởng.

Luật sư không được Nhà nước trả lương mà nguồn thu nhập của họ là do khách hàng trả. Nhưng các bạn có biết không, thu nhập của luật sư ở nước ngoài còn cao hơn nhiều so với lương của thẩm phán. Tại nhiều nước, nghề luật sư có thu nhập cao thứ hai trong các ngành nghề của xã hội, chỉ sau bác sĩ nha khoa.

Mỗi ngành nghề bạn đang theo học cần có đam mê và yêu thích của chính bạn. Và đối với nghề Luật cũng tương tự như các ngành khác, bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về ngành trung cấp luật và Bách Khoa Sài Gòn chính là nơi nuôi dưỡng, giúp bạn thực hiện ước mơ bằng những nỗ lực, cố gắng thực sự. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không quyết định cho bản thân, một quyết định có thể làm thay đổi cuộc đời bạn.

Hồ sơ đăng ký học Trung cấp Luật bao gồm:

  • Hồ sơ xét tuyển Trung cấp luật theo mẫu (phát hành tại phòng Tuyển sinh của trường);
  • 01 Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên xác nhận từ Chính quyền địa phương;
  • 01 bản sao y bằng tốt nghiệp THCS hoặc THPT hoặc TC, CĐ, ĐH;

         Lưu ý:       – Học sinh Tốt nghiệp năm 2024 có thể nộp Giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời

                         – Học sinh trượt Tốt nghiệp lớp 12 chỉ cần nộp Học bạ lớp 12

  • 01 Bản sao y học bạ THCS hoặc THPT hoặc bảng điểm TC, CĐ, ĐH;
  • 01 Bản sao in giấy khai sinh;
  • 01 Giấy khám sức khỏe (nhà trường sẽ tổ chức khám khi nhập học)
  • 02 Tấm ảnh 3×4 (chụp không quá 03 tháng)

Hotline tư vấn: 0979953763 – 0961828601 – 0944422446 – 0944422447 – 0961282602 – 0888573066

 

Trả lời