Quản trị mạng máy tính là một phần quan trọng của lực lượng lao động CNTT. Sự tăng trưởng nhu cầu nhân lực của ngành quảng trị mạng tăng mạnh trong vài năm qua và đến năm 2022, ngành nghề này dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 42.000 việc làm.
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, thời điểm mà công nghệ thông tin (CNTT) làm chủ đời sống. Điều đó làm cho lĩnh vực này trở thành mảng ngành hot nhất và có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Đặc biệt, với những tiến bộ to lớn trong công nghệ trong vài thập kỷ qua, các công ty cần các chuyên gia có thể giúp giữ cho mạng máy tính của họ hoạt động và cải thiện chúng theo thời gian.
Có rất nhiều lợi thế để đảm bảo luôn có một công việc ổn định khi theo học Quản trị mạng máy tính, từ độ bền vững của công việc đến mức lương hấp dẫn và cả sự phấn khích khi được làm những điều mới mẻ và khác biệt mỗi ngày.
Nếu bạn đang muốn tìm một nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành Quản trị mạng máy tính, bao gồm 10 điều tốt nhất mà công việc này có thể mang lại.
Quản Trị Mạng Máy Tính làm những gì?
Một người theo học Quản trị mạng máy tính về cơ bản sẽ chịu trách nhiệm bảo trì hàng ngày của hệ thống máy tính và mạng của công ty. Họ khắc phục các sự cố xuất hiện trong sử dụng hàng ngày cũng như làm việc trên các dự án dài hạn, chẳng hạn như sao lưu dữ liệu hoặc quản lý mạng viễn thông.
Mô tả công việc của quản trị viên mạng có thể bao gồm:
- Cài đặt phần cứng và phần mềm.
- Sửa chữa phần cứng và phần mềm.
- Huấn luyện những người khác trong văn phòng về cách sử dụng phần cứng và phần mềm.
- Cài đặt và giám sát chức năng phù hợp của hệ thống bảo mật máy tính.
- Giám sát tốc độ và hiệu suất hệ thống máy tính.
- Thực hiện các cải tiến về tốc độ và hiệu suất hệ thống máy tính khi cần thiết.
- Thêm hoặc xóa người dùng khỏi mạng, cũng như cập nhật các quyền bảo mật.
- Giải quyết vấn đề cho từng nhân viên về hệ thống máy tính.
Nhiệm vụ cụ thể của quản trị viên mạng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và trọng tâm của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó là 10 điều tốt nhất về việc tham gia theo học và làm việc trong ngành Quản trị mạng máy tính.
1. Nhu cầu nhân sự cao
Theo đuổi một ngành nghề luôn có nhu cầu cao trong số lượng nhân sự là một lựa chọn thông minh. Quản trị mạng máy tính đang không ngừng phát triển và có triển vọng trở thành một trong những công việc ‘hot’ nhất trong những năm tới.
Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra kéo theo sự phát triển của các công nghệ mới. Cụ thể, việc chuyển sang điện toán đám mây chắc chắn sẽ làm tăng nhu cầu đối với lĩnh vực quản trị mạng. Đa phần các doanh nghiệp sẽ dần chuyển các tập tin sao lưu của họ lên đám mây trong những năm tới và sẽ có nhu cầu lớn đối với các chuyên gia CNTT để có thể giám sát và khắc phục các sự cố này.
2. Thu nhập hấp dẫn ngay từ khi mới ra trường
Khi tìm kiếm một công việc, bạn rất dễ bị nản lòng bởi mức lương thấp cho các vị trí nhân viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Chuyện đó sẽ không xảy ra khi bạn học Quản trị mạng máy tính. Với kiến thức chuyên môn đặc thù của ngành này, bạn sẽ có một mức lương hấp dẫn ngay từ công việc đầu tiên bạn nhận.
3. Luôn được học hỏi và phát triển
Nếu bạn đang tìm kiếm một sự nghiệp mang tính đường dài, thay vì chỉ là một công việc, một vị trí quản trị viên mạng là một hướng đi tuyệt vời. Cơ hội thăng tiến trong ngành này cao hơn so với các ngành khác, một phần vì quản trị mạng có rất nhiều lĩnh vực để phát triển.
Khi các công ty đầu tư ngày càng nhiều vào công nghệ thông tin và di động, họ sẽ cần nhiều nhân viên quản trị mạng. Điều đó giúp bạn có nhiều cơ hội tốt để nhanh thăng chức. Trong quản trị mạng, điều quan trọng không phải là bạn đã làm việc với công ty bao lâu, mà là kỹ năng của bạn có thể áp dụng như thế nào.
Do đó, một người vừa mới ra trường có thể được thăng chức nhanh hơn so với các người lớn đã làm việc lâu năm, đơn giản vì việc đào tạo của họ được cập nhật hơn.
4. Phát triển kỹ năng thực tế
Là quản trị viên mạng, bạn sẽ có xu hướng giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến công việc, bao gồm bảo vệ hệ thống công ty khỏi vi-rút và sửa máy móc khi ngoại tuyến. Đó là những kỹ năng cực kỳ hữu ích vượt ngoài mức độ ‘trên mạng’.
5. Thỏa sức làm việc tự do
Phần lớn sinh viên tốt nghiệp mảng ngành CNTT quyết định đi làm tại công ty, được hưởng các lợi ích ổn định và một mức lương đảm bảo. Những người khác lại thích sự linh hoạt và có khả năng kiếm thêm lớn hơn từ công việc tự do.
Bắt đầu một công việc toàn thời gian có thể giúp bạn kết nối và mở ra các cơ hội cho công việc tự do trong sự nghiệp. Làm việc tự do là một lựa chọn tuyệt vời cho những người cần một lịch trình linh hoạt. Nếu bạn muốn ở nhà với con, nhưng bạn cần kiếm tiền, trở thành một quản trị viên mạng tự do có thể là sự thỏa hiệp nghề nghiệp hoàn hảo. Bạn có thể thường xuyên thực hiện các phần công việc của mình từ xa và sau đó sắp xếp thời gian để đến văn phòng thực tế để bảo trì mạng.
6. Công việc ổn định
Bất cứ điều gì liên quan đến công nghệ đều là chủ đề nóng trong thời điểm hiện tại, nhưng CNTT lại đặc biệt nóng, bởi vì nó cơ bản là xương sống của bất kỳ công ty nào. Chúng ta đã trở nên phụ thuộc vào công nghệ đến mức các doanh nghiệp bị tê liệt khi hệ thống máy tính của họ bị hỏng. Là người chịu trách nhiệm duy trì các hệ thống đó hoạt động, bạn tự động trở thành một trong những nhân viên có giá trị nhất ngay khi bạn chấp nhận vị trí của mình.
7. Đa dạng về lựa chọn việc làm
Chỉ cần mỗi công ty cần một bộ phận CNTT, điều đó có nghĩa là bạn có thể làm việc cho nhiều nhà tuyển dụng, điều này sẽ giúp công việc của bạn thú vị và luôn thay đổi. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu làm nhân viên thực tập tại một công ty nhỏ có mạng lưới bao gồm một vài máy tính. Trong một vài năm, bạn có thể chuyển đến một doanh nghiệp với 24 tầng nhân viên và văn phòng vệ tinh tại tám thành phố khác nhau.
Quản trị viên mạng cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể thấy mình làm việc cho một trường học, nơi bản quản lý thông tin học sinh và các điểm số, nhưng công việc tiếp theo của bạn có thể là tại một bệnh viện, nơi bạn sử sụng kỹ năng của mình để giúp bệnh viện trong việc lưu trữ thông tin bệnh nhân.
Nếu bạn muốn tăng lương, bạn có thể muốn xem xét tham gia vào ngành tài chính và bảo hiểm. Các quản trị viên mạng trong khu vực đó kiếm được nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.
8. Cơ hội làm việc cùng với những người khác
Mảng ngành CNTT thường bị coi là một ngành khá ‘tự kỷ’. Mọi người cho rằng vì bạn hay làm việc với máy tính, nên không có cơ hội tương tác với người khác trong công việc.
Thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhiệm vụ của người quản trị mạng đòi hỏi nhiều sự hợp tác và bạn có thể tiếp xúc với một nhóm người hoặc bất kỳ ai khác trong công ty của bạn. Bạn sẽ thiết lập địa chỉ email cho nhân viên mới, hợp tác chặt chẽ để quản lý internet của công ty và thảo luận về các thay đổi đối với mạng nội bộ với các giám đốc điều hành hàng đầu. Trong một ngày, bạn có thể tiếp xúc với hàng chục người, và điều đó thậm chí không tính đến nhiều sự cố máy tính mà bạn sẽ được yêu cầu khắc phục.
9. Áp dụng một loạt các kỹ năng
Với nhiều công việc văn phòng, mỗi ngày giống như mọi ngày: bạn đến công ty và thực hiện cùng một nhiệm vụ trong tám giờ tiếp theo. Đó không phải là trường hợp cho các công việc quản trị mạng. Không có hai công việc giống nhau từ công ty này sang công ty khác, và mỗi ngày bạn phải đối mặt với những thách thức mới sẽ khiến bạn gắn bó và hào hứng với công việc của mình.
Ví dụ giả sử một cơn bão xấu tấn công khu vực của bạn và máy tính của công ty bạn bị mất điện. Bạn có thể dành cả ngày để thực hiện các hoạt động khắc phục sự cố, giúp nhóm của bạn khôi phục dữ liệu và thông tin bị mất trong thời gian ngừng hoạt động.
Điều này sẽ yêu cầu bạn sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm cách tốt nhất để lấy lại các tệp bị mất; cũng như các kỹ năng quản lý dự án, ưu tiên thông tin nào cần cố gắng phục hồi trước và phân công nhóm của bạn cho các nhiệm vụ khác nhau.
10. Chương trình đào tạo nhanh chóng
Một lĩnh vực chuyển động nhanh đòi hỏi một sự quay vòng nhanh chóng cho việc đào tạo. Nếu bạn lãng phí nhiều năm ở trường, toàn bộ ngành công nghiệp có thể đã thay đổi trong khi bạn đang ngồi trong lớp học. Chỉ trong vòng ít nhất 16 tháng, bạn có thể đi từ người chưa biết gì đến chuyên gia quản trị mạng với tấm bằng Trung cấp chính quy tại trường Bách Khoa Sài Gòn.
Tại Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn (SPC) một trường trung cấp có truyền thống hơn 15 năm đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ.
Sinh viên ngành Quản trị mạng máy tính bên cạnh việc được trang bị khối kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên gắn liền với các kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính, còn được chú trọng đào tạo kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới thông qua các hội thảo Khoa học Công nghệ, câu lạc bộ IT, câu lạc bộ Mạng máy tính và truyền thông,…
Trong năm học 2024, Trường trung cấp Bách Khoa Sài Gòn đang đào tạo nhóm ngành Công nghệ thông tin bao gồm: