Nói đến kế toán, mọi người sẽ nghĩ ngay đến công việc tính toán sổ sách, giữ tiền và kiển soát dòng tiền trong doanh nghiệp. Điều này là đúng nhưng chưa đủ, ngoài các công việc trên còn nắm vai trò rất quan trọng và là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì và có nhiệm vụ gì?

Khái niệm kế toán doanh nghiệp

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ sở kinh doanh,… Đây là bộ phận đóng vai trò thiết yếu trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Theo đó, kế toán doanh nghiệp là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời. Qua đó, họ sẽ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp và tổng hợp các kết quả bằng các bản báo cáo. Thông qua các thông tin từ bộ phận kế toán, các nhà quản lý có thể theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ khâu sản xuất, theo dõi thị trường hay kiểm soát nội bộ. Từ đó đưa ra những đánh giá và hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai.

Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp
Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp

Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp  

Công việc ưu tiên và hàng đầu của họ là giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích các con số trong kinh doanh. Một doanh nghiệp thành công biết rõ cách phân bổ chi phí hợp lý, làm sao để tăng lợi nhuận tối đa và giảm thiểu chi phí. Các nghiệp vụ kế toán nếu được thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi được dòng tài chính, kiểm soát được các khoản nợ đối với người và doanh nghiệp khác và ngược lại. Tất cả thủ tục và báo cáo đó giúp vẽ nên bức tranh toàn cảnh về kinh doanh và lợi nhuận doanh nghiệp.

Về nghiệp vụ kế toán, họ có nhiệm vụ thu thập, xử lý các số liệu kế toán theo đối tượng và ghi chép, tính toán, báo cáo số liệu hiện có bao gồm tình hình sử dụng tài sản, vốn, quá trình và kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, kế toán còn là người chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Nhân viên kế toán cũng là người cố vấn kinh doanh được tín nhiệm nhất, đặc biệt đối với các công ty và doanh nghiệp nhỏ. Với nghiệp vụ kế toán, họ hiểu rõ toàn bộ vòng tròn hoạt động kinh doanh, từ khâu mở đầu, trong suốt quá trình phát triển và đến khi đóng lại. Chính vì thế, trong mọi thời điểm, những đóng góp của các chuyên gia kế toán có giá trị rất lớn.

Tại sao doanh nghiệp cần đến bộ phận kế toán?

Vai trò của tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán của công ty có sự liên quan mật thiết với nhau. Theo đó tài chính doanh nghiệp sẽ biểu hiện cho sự vận động dịch chuyển của các luồng giá trị phục vụ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ xác định đúng nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp như nhu cầu huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, các phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động nguồn vốn…

Vì sao bạn nên học kế toán?

Một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, được phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra được các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác, sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nhiều hơn. Hoạt động kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà người quản lý sẽ điều hành trôi chảy hơn các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát tốt nội bộ.

Có thể thấy được tầm quan trọng của nhân viên kế toán trong việc hỗ trợ việc kinh doanh, đưa ra các thông tin tài chính và là một bộ phận mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần đến.

Để giúp sinh viên được theo đuổi ước mơ trở thành một kế toán chuyên nghiệp, top12game bài đổi thưởng mở xét tuyển chuyên ngành Trung cấp Kế toán doanh nghiệp cho đối tượng tốt nghiệp THCS trở lên. Với hơn 11 năm kinh nghiệm, sinh viên được đào tạo kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ  như: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp trung cấp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như nhân viên, thuế, tài chính, nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.….tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.

Nhận hồ sơ và xét tuyển chia làm nhiều đợt và khai giảng hàng tháng.

tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp