Chương trình khung trung cấp chính quy (TCCQ) ngành Y sỹ đa khoa xây dựng và ban hành dựa trên chương trình y sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi học xong, người học được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp chính quy với chức danh Y sĩ.
– Nội dung chương trình khung đào tạo Y sĩ đa khoa bao gồm những kiến thức cơ bản về chính trị; tin học; ngoại ngữ; giáo dục thể chất; pháp luật; giáo dục quốc phòng – an ninh; giải phẫu – sinh lý; vi sinh – ký sinh trùng; dược lý; dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh phòng bệnh; kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ; quản lý và tổ chức y tế; điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng. Các học phần chuyên môn như: Bệnh nội khoa; bệnh ngoại khoa; sức khoẻ trẻ em; sức khoẻ sinh sản; bệnh truyền nhiễm – xã hội; bệnh chuyên khoa; y tế công cộng; y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp được bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.
– Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành người cán bộ y tế, có khả năng quản lý, khám và điều trị một số bệnh thông thường theo quy định, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người học Y sĩ đa khoa có thể học liên thông lên trình độ đại học.
1. Ngành đào tạo: Y SĨ ĐA KHOA
2. Mã ngành: 5720101
3. Thời gian đào tạo:
- Học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 (THCS hoặc Bổ túc THCS): học 2,5 năm
- Học sinh chưa được công nhận tốt nghiệp THPT (trượt tốt nghiệp lớp 12): học 02 năm
- Học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 (THPT hoặc Bổ túc THPT): học 1,5 năm
- Sinh viên đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên khác ngành: học 01 năm
4. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT hoặc thi trượt tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp THCS (theo Quy chế tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ LĐ-TB & XH).
5. Thời gian tuyển sinh: Từ tháng 03 đến tháng 12 hằng năm (Dự kiến xét tuyển trong Đợt 2…).
6. Mục tiêu đào tạo:
+ Chuẩn kiến thức:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về:
– Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người.
– Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.
- Trình bày được Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
+ Chuẩn kỹ năng:
- Người học Y sĩ đa khoa thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.
- Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.
- Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
- Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.
- Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở.
- Quản lý trạm y tế xã.
+ Chuẩn thái độ:
- Phẩm chất, đạo đức, lối sống và trách nhiệm công dân).
- Y sĩ đa khoa Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần trách nhiệm trước sức khỏe và tính mang người bệnh Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Có ý thức nghề nghiệp, thận trọng, đảm bảo tính khoa học, chính xác trong công việc, tuân thủ các quy trình, quy phạm trong khi hành nghề.
+ Vị trí và khả năng làm việc sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc được ở các Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng mạch, các cơ quan đơn vị chuyên ngành y tế khác hoặc các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các dịch vụ thuộc các thành phần y tế.
+ Cơ hội học liên thông lên Đại Học:
- Sau khi tốt nghiệp TCCN, HS học Y sĩ đa khoa có thể liên thông lên bậc Bác sĩ với bất kỳ trường nào trong hệ thống giáo dục Quốc dân có đào tạo liên thông.
7. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY TẬP TRUNG (Có lớp Ngày và lớp Đêm)
8. BẰNG CẤP:
Sau khi tốt nghiệp học viên được cấp bằng Trung cấp và đủ điều kiện học liên thông trực tiếp lên Cao đẳng – Đại học tại trường cùng với các đơn vị là thành viên của Tổ chức Giáo dục Hoa kỳ và các trường Đại học chất lượng.
9. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN GỒM CÓ:
- Hồ sơ xét tuyển Trung cấp theo mẫu (phát hành tại phòng Tuyển sinh của trường);
- 01 Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên xác nhận từ Chính quyền địa phương;
- 01 bản sao y bằng tốt nghiệp THCS hoặc THPT hoặc TC, CĐ, ĐH;
Lưu ý: – Học sinh Tốt nghiệp năm 2021 có thể nộp Giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời
– Học sinh trượt Tốt nghiệp lớp 12 chỉ cần nộp Học bạ lớp 12
- 01 Bản sao y học bạ THCS hoặc THPT hoặc bảng điểm TC, CĐ, ĐH;
- 01 Bản sao in giấy khai sinh;
- 01 Giấy khám sức khỏe (nhà trường sẽ tổ chức khám khi nhập học)
- 02 Tấm ảnh 3×4 (chụp không quá 03 tháng)
10. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC:
Nhận hồ sơ và xét tuyển chia làm nhiều đợt và khai giảng hàng tháng.
Xem tin tuyển sinh các ngành còn lại tại đây
ĐỊA ĐIỂM HỌC TẬP VÀ NỘP HỒ SƠ:
Trụ sở chính:
- Tại Trường TRUNG CẤP BÁCH KHOA SÀI GÒN
- Số: 83A Bùi Thị He – Khu phố 1 – Thị trấn Củ Chi – Huyện Củ Chi – Tp.HCM (Gần Bến Xe Buýt Củ Chi)
- Điện thoại: (028) 37.909.800 – 0944.422.446 – 0979.953.763
Cơ sở 2:
- Số 1A Nguyễn Văn Lượng, Phường 06, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Điện thoại: (028) 66.813.850 – 0944.422.447
Bài viết cùng chuyên ngành
- Ngành Y sĩ đa khoa học những gì?
- Thông báo tuyển sinh lớp Trung cấp Y sĩ đa khoa văn bằng 2
- Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng
- Y sĩ đa khoa là gì ? Công việc và cơ hội
Một số hình ảnh ở Phòng thực tập tại trường của Khoa Y – Dược
Học kỳ 1: Kiến thức cơ bản
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng – an ninh
- Chính trị
- Tin học
- Ngoại ngữ
- Y học cơ sở
- Dược lý
Học kỳ 2: Kiến thức cơ sở ngành
- Điều dưỡng căn bản và kỹ thuật điều dưỡng
- Bệnh nội khoa
- Bệnh ngoại khoa
- Bệnh truyền nhiễm – xã hội
- Bệnh chuyên khoa
Học kỳ 3: Kiến thức chuyên ngành
- Sức khỏe trẻ em
- Sức khỏe sinh sản
- Kỹ năng tiền lâm sàng
- Y tế cộng đồng
- Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe
Học kỳ 4: Thực tập tốt nghiệp
- Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
- Bình bệnh án
- Thực tế ngành
Xem thêm chuẩn đầu ra ngành Trung cấp sư phạm mầm non