Bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu - top12game bài đổi thưởng

40+ Từ khóa cho người mới bắt đầu chuyên ngành Thiết kế đồ họa

3.7/5 - (3 bình chọn)

Thiết kế đồ họa là một ngành nghề “hot” trong những năm gần đây, đem đến cơ hội nghề nghiệp cao. Ngoài kỹ năng chuyên môn thì bổ sung vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành thiết kế đồ họa sẽ giúp bạn đạt được mức lương mơ ước, công việc phát triển. Hôm nay, hãy cùng “Bách Khoa Sài Gòn” khám phá về từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nội thất, đồ họa ngay dưới đây.

1. Nhóm từ chuyên ngành Thiết kế đồ họa cơ bản

Đây là những từ chuyên ngành thiết kế đồ họa cơ bản nhất mà bất kỳ một học viên nào cũng cần hiểu ngay khi bắt đầu.

Từ chuyên ngành Tên tiếng Việt Ý nghĩa
Body Copy Phần nội dung
Phần văn bản chính trong sản phẩm thiết kế đồ họa.
Comp Bố cục toàn diện
Phiên bản phác thảo của thiết kế có thể bằng bút chì hoặc trên phần mềm.
Mock-up Mô hình mẫu
Mô tả thực tế thiết kế sẽ như thế nào, một mô hình hoặc kích thước đầy đủ của bảng thiết kế.
Mood board Bảng tâm trạng
Tấm bảng trình bày ý tưởng hoặc các tác phẩm tham khảo phục vụ quá trình thiết kế. Những hình ảnh chi tiết của dự án hoàn thiện sẽ không được trình bày ở đây mà tấm bản có vai trò giúp làm sáng tỏ tâm trạng và cảm xúc ta mong đợi từ sản phẩm.

2. Nhóm từ chuyên ngành Thiết kế đồ họa dùng cho hình ảnh

Thiết kế đồ họa làm việc chính trên những phần mềm và hình ảnh, vì vậy những từ chuyên ngành về hình ảnh nhất định phải nắm rõ. Các thuật ngữ chuyên ngành thiết kế đồ họa này sẽ thường xuyên xuất hiện trong quá trình làm việc của các bạn.

Từ chuyên ngành Tên tiếng Việt Giải thích
Vector Hình ảnh vectơ
Được tạo thành từ các đường nét và điểm, có thể phóng to vô hạn mà không bị vỡ ảnh.
Raster Hình ảnh bitmap
Được tạo thành từ các pixel, có kích thước cố định và có thể bị vỡ ảnh khi phóng to.
DPI Độ phân giải chấm trên inch
Đo số lượng điểm ảnh trên một inch vuông, ảnh hưởng đến độ sắc nét của ảnh.
EPS Định dạng hình ảnh vectơ
Dùng cho ảnh vectơ, có thể mở rộng và chỉnh sửa dễ dàng.
PSD Định dạng hình ảnh bitmap
Dùng cho ảnh bitmap, hỗ trợ nhiều lớp và hiệu ứng.
RAW Định dạng ảnh thô
Lưu trữ dữ liệu ảnh gốc chưa qua xử lý, cho phép chỉnh sửa ảnh linh hoạt.
Texture Bề mặt
Hiệu ứng mô phỏng các đặc điểm bề mặt của vật liệu trong thiết kế.
TIFF Định dạng tệp hình ảnh
Lưu trữ ảnh chất lượng cao, thường dùng cho ảnh in ấn.
anh vector
Ảnh Vecor

3. Nhóm từ chuyên ngành Thiết kế đồ họa về màu sắc

Màu sắc là một yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn trong bất kỳ tác phẩm đồ họa nào. Nắm được các thuật ngữ riêng về màu sắc sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu hơn về cách sử dụng màu sắc. Đây sẽ là một trong những cơ sở để bạn phát huy khả năng thiết kế sáng tạo.

Từ chuyên ngành Tên tiếng Việt Giải thích
Analogous colors Màu tương tự
Là những màu nằm cạnh nhau trên vòng tròn màu, tạo cảm giác hài hòa và dễ chịu cho mắt.
CMYK Quy trình bồn màu
Là hệ thống màu sử dụng 4 màu mực in: Cyan (Xanh lơ), Magenta (Đỏ cánh sen), Yellow (Vàng) và Key (Đen) để tạo ra các màu sắc khác nhau.
Grayscale Thang độ xám
Là dải màu từ đen sang trắng, không có màu sắc nào khác.
Hex code Mã Hex
Là mã màu được biểu diễn bằng 6 ký tự số và chữ cái, thường được sử dụng trong lập trình web và thiết kế đồ họa.
Hue Sắc thái
Là đặc điểm cơ bản của màu sắc, thể hiện vị trí của màu trên vòng tròn màu.
Monochrome Đơn sắc
Là bảng màu chỉ sử dụng một màu duy nhất với các sắc độ khác nhau.
RGB Mô hình màu RGB
Là hệ thống màu sử dụng 3 màu sáng cơ bản: Red (Đỏ), Green (Xanh lá cây) và Blue (Xanh lam) để tạo ra các màu sắc khác nhau.
Saturation Độ bão hòa
Là mức độ đậm nhạt của màu sắc.
Shade Sắc tối
Là màu được tạo ra bằng cách pha màu đen vào màu gốc.
Tint Sắc sáng
Là màu được tạo ra bằng cách pha màu trắng vào màu gốc.
Tone Tông màu Độ đậm hay nhạt của một yếu tố thiết kế. Tông màu có thể được thay đổi bằng cách tăng mức độ xám trung tính.
Triadic Phối màu Bộ ba Bánh xe màu sẽ bao gồm ba màu được phân tán bằng nhau, trong các thiết kế điều này thường tạo ra sự phân chia. Trong đó có một màu chính, một màu hỗ trợ phụ và một màu dùng làm điểm nhấn.
Pantone Hệ thống đối sánh Là một phân loại số được tiêu chuẩn hóa về nhận dạng màu chính xác để in, giúp các nhà thiết kế dễ dàng tham khảo các sắc thái màu chính xác hơn.
Pixel Đơn vị hình ảnh Đơn vị nhỏ nhất của hình ảnh hoặc đồ họa kỹ thuật số có thể được hiển thị trên thiết bị kỹ thuật số.

4. Nhóm từ chuyên ngành Thiết kế đồ họa về Typography

Về kiểu chữ và font chữ trong thiết kế đồ họa rất đa dạng, nếu biết cách phối hợp sẽ tạo ra những kiểu thiết kế độc đáo, mang nét cá nhân riêng. Dưới đây là các thuật ngữ typography thường gặp nhất:

Tử chuyên ngành Tên tiếng Việt Ý nghĩa
Typography Ghép chữ Là từ ghép của Typo và Graphic mô tả sự sắp đặt và ghép chữ trong thiết kế.
Typeface Kiểu chữ Typeface hay còn gọi là Font family là một bộ chữ cái có cùng điểm chung trong thiết kế, một định nghĩa bao trùm khái niệm font
Font Phông chữ Là một tập hợp hoàn chỉnh các ký tự theo cùng một định dạng, kích cỡ
Baseline Đường cơ sở Dòng vô hình mà các chữ cái nằm trên và căn chỉnh với nhau.
Hierarchy Hệ thống cấp bậc Hệ thống phân nhóm văn bản dựa trên thứ tự mức độ quan trọng của nội dung để người đọc có thể dễ dàng điều hướng qua nội dung.
Legibility Tình dễ đọc Mô tả việc dễ dàng đọc một khối văn bản và phân biệt từng chữ cái.
Sans Serif Kiểu chữ Sans Serif Một kiểu chữ trong đó không có dòng nhỏ ở cuối mỗi nét ký tự, kiểu chữ sans serif phổ biến là Arial, Helvetica, Verdana,
Script Kiểu chữ Script Một loại kiểu chữ giống chữ viết tay gồm Milasian, Leckerli One và Good Vibes.
Serif Kiểu chữ Serif Kiểu chữ mà các cạnh nhỏ nhỏ ra từ các chữ cái, các phông phổ biến gồm Times New Roman, Georgia và Garamond.
Slab serif Kiểu chữ Slab serif Kiểu chữ gồm các đường nét dày và chắc chắn thường dùng cho tiêu để, bao gồm Archer, Rockwell và Neutraface Slab
Typography SPC
Hình ảnh minh họa chủ đề Typography

5. Nhóm từ chuyên ngành Thiết kế đồ họa về Layout

Dưới đây là các thuật ngữ dùng trong Bố cục giúp bạn hiểu hơn về những khái niệm, quy tắc thiết kế. Bạn có thể bắt gặp chúng trong các yêu cầu từ phía khách hàng.

Từ chuyên ngành Tên tiếng Việt Ý nghĩa
Alignment Căn chỉnh Căn chỉnh các yếu tố thiết kế (chữ, hình ảnh) để tạo bố cục đẹp mắt, thu hút người xem.
Balance Cân bằng Phân bố các yếu tố thiết kế hợp lý để tạo cảm giác cân bằng, hài hòa cho bố cục.
Negative Space Khoảng trắng Vùng trống xung quanh các yếu tố thiết kế, góp phần tạo điểm nhấn và dẫn dắt thị giác người xem.
Radial Theo hướng tâm Bố cục thiết kế với các yếu tố tỏa ra từ tâm điểm, tạo hiệu ứng thu hút thị giác.
Rule of thirds Quy tắc một phần ba Chia bố cục thành 9 phần bằng nhau bằng 2 đường dọc và 2 đường ngang, giúp xác định tiêu điểm và cân bằng bố cục.
Scale Tỉ lệ Kích thước của các yếu tố thiết kế so với nhau, tạo sự hài hòa cho bố cục.
Skeuomorphism Thuyết hoài nghi Phong cách thiết kế mô phỏng các vật thể thực tế trong thế giới kỹ thuật số.
White space Khoảng trắng Vùng không có nội dung (chữ, hình ảnh) trong thiết kế, giúp bố cục thông thoáng và dễ nhìn.

6. Nhóm từ chuyên ngành Thiết kế đồ họa về Branding

Bộ nhận diện thương hiệu là một trong những thiết kế mà Graphic Designer sẽ thường xuyên phải thực hiện. Vì thế, chắc chắn bạn không nên bỏ qua những thuật ngữ thiết kế đồ họa về Branding.

Từ chuyên ngành Tên tiếng Việt Ý nghĩa
Brand Thương hiệu Khái niệm công ty của bạn được nhìn nhận.
Brand mark Nhãn hiệu Thay vì sử dụng chữ thì đây là một hình ảnh biểu trưng cụ thể, đại diện cho công ty.
Brand identity Bộ nhận diện thương hiệu Phiên bản trực quan của thương hiệu gồm biểu trưng, khẩu hiệu, trang web, bao bì và các tài liệu tiếp thị khác.
Emblem Một kiểu của Biểu tượng Logo công ty bằng nhiều hình dạng và khung được thiết kế riêng
Letter mark Dấu chữ cái Biểu trưng có các chữ cái cách điệu thường là tên viết tắt của công ty.
Pictorial mark Ký hiệu nhận biết Các biểu tượng cụ thể, trực quan, đại diện cho thương hiệu.
Style guide Quy chuẩn thiết kế Một tập hợp các tiêu chuẩn thiết kế cho một thương hiệu đảm bảo tính nhất quản trong phong cách và nội dung của thiết kế.

 

thiết kế đồ họa brandname
Bộ nhận dạng thương hiệu

 

Xem thêm:

Thông báo xét tuyển ngành Thiết kế đồ họa

Ngành Thiết kế đồ họa học gì?

10 kỹ năng cần khi học ngành Thiết kế đồ họa.